Nhìn lại sự kiện Chúa Jesus chịu nhận lấy giấm trên mộc hình

Tất cả những khoảnh khắc diễn ra trong cuộc đời của Chúa Jesus đều nằm trong chiến lược cứu rỗi loài người được hoạch định trước bởi Đức Chúa Cha.

Sự vâng phục của Chúa Jesus đối với những gì theo đúng ý muốn của Cha là bởi vì tình yêu và sự trung tín đối với Cha. Đây là yếu tố vô tiền khoáng hậu mang tính bước ngoặt giúp cho ý Cha được nên xuyên suốt lịch sử loài người nói riêng, và cả chiều dài thời gian tổng quát nói chung.

Cuộc đời Chúa Jesus là sự ứng nghiệm Kinh Thánh một cách kỳ lạ. Điều này cho thấy kế hoạch toàn hảo của Đức Chúa Trời được ấn chứng trên Chúa Jesus.

Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về Ta vậy. (Giăng 5:39)

Trong những khoảnh khắc quan trọng Chúa Jesus đã trải qua, có một chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt và phần lớn độc giả xem như tiểu tiết, không mấy ai chú ý đến. Và đa phần lời giải thích nếu có cũng chỉ ở mức qua loa. Dù những lời giải thích trước đây có thể không sai nhưng vẫn chưa nêu bật được sự khôn ngoan và sự xâu chuỗi kết nối toàn thể của cả Kinh Thánh dưới góc độ (perspective) kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho loài người. Vậy chi tiết đó là gì?

Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Jêsus kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li lam-ma sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi? Có mấy người đứng đó, nghe kêu, thì nói rằng: Nó kêu Ê-li. Liền có một người trong bọn họ chạy lấy một miếng bông đá, và THẤM ĐẦY GIẤM, để trên đầu cây sậy mà ĐƯA CHO NGÀI UỐNG. (Ma-thi-ơ 27:46-48)

Có một người trong bọn họ chạy lấy bông đá THẤM ĐẦY GIẤM, để trên đầu cây sậy, ĐƯA CHO NGÀI UỐNG, mà nói rằng: Hãy để, chúng ta coi thử Ê-li có đến đem hắn xuống chăng! Nhưng Đức Chúa Jêsus kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. (Mác 15:36-37)

Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần ĐƯA GIẤM CHO NGÀI UỐNG, mà rằng: Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi! (Luca 23:35-37)

Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát. Tại đó, có một cái bình ĐỰNG ĐẦY GIẤM. Vậy, họ lấy một miếng bông đá THẤM ĐẦY GIẤM, buộc vào cây ngưu tất ĐƯA KỀ MIỆNG NGÀI. Khi Đức Chúa Jêsus CHỊU LẤY GIẤM ẤY RỒI, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn. (Giăng 19:28-30)

Nếu quả thật chi tiết này không quan trọng thì Kinh Thánh cho dù có hay không ghi chép lại sự kiện này thì chẳng ảnh hưởng mấy đến đại cuộc. Nhận định (judgement) này có đúng không?

Khoảnh khắc này diễn ra trong tích tắc. Chỉ là một hoạt động (activity) kéo dài chừng vài phút ngắn ngủi đúng ngay vào lúc Chúa Jesus sắp trút hơi thở cuối cùng. Thoạt nhìn điều đó làm độc giả tưởng chừng đây là thao tác thừa dễ bị lu mờ bởi biết bao sự kiện quan trọng mà Chúa Jesus phải đối diện trong cuộc đời trên thế gian này.

Tuy nhiên, khoảnh khắc Chúa Jesus uống lấy giấm (vinegar) được ghi chép cẩn thận trong cả bốn sách phúc âm. Hơn nữa, điều đó còn nằm trong cả lời tiên tri đủ để chứng tỏ hành động uống giấm này của Chúa Jesus không phải là một thao tác thừa hay ngẫu nhiên xảy ra ngoài kế hoạch của Đức Chúa Cha.

Chúng nó ban mật đắng làm vật thực tôi, và CHO TÔI UỐNG GIẤM trong khi khát. (Thi thiên 69:21)

Điều này cho thấy đây là sự kiện quan trọng và hoàn toàn có cơ sở để khẳng định sự tồn tại một thông điệp được ẩn chứa mà Đức Chúa Cha muốn gửi gắm cho những ai ĐỌC VÀ ĐỂ Ý.

.

Phân tích kỹ lại tình huống

Để cho dễ hiểu, chúng ta xem mọi diễn biến xảy ra trên mộc hình lúc ấy là một tình huống được ghi hình lại. Khung hình TẠM DỪNG (pause) ngay đúng lúc Chúa Jesus uống miếng giấm được thấm trên một miếng bông đá. Ngay chính tại lúc này, có sự kết hợp và tương tác giữa hai yếu tố: (1) CHÚA JESUS & (2) GIẤM được đưa kề miệng Ngài để cho Ngài uống.

Vậy thì, xét riêng trong khoảnh khắc này, điều đó ứng nghiệm với điều gì đã từng xảy ra trong câu chuyện lịch sử của loài người từ trước khi Chúa Jesus giáng sinh, để từ đó có thể xâu chuỗi khoảnh khắc trên cây mộc hình với một điều bí ẩn nào đó đã xảy ra trong quá khứ?

Nhưng trên hết, điều quan trọng là ý nghĩa đằng sau tiến trình xâu chuỗi sự kiện này là gì? Hay nói cách khác, thông điệp đặc biệt mà Đức Chúa Cha muốn gửi đến bạn trong sự sắp đặt đầy khôn ngoan và ẩn ý của Ngài là gì một khi chúng ta tìm ra mắc xích còn thiếu đằng sau sự kiện này?

Mời bạn đọc tiếp nhé.

Trước tiên phải nhắc đến yếu tố có tên là GIẤM.

Xem ra yếu tố này có khả năng đã xuất hiện đâu đó trong một tình tiết cụ thể trong quá khứ.

Lục lọi lại tất cả những diến biến năm xưa liên quan đến yếu tố Giấm thì quả đúng như vậy. Không đâu thực tế và sống động hơn một chi tiết được chép trong sách Ru-tơ:

Bô-ô đáp: Người ta có thuật cho ta nghe mọi điều nàng đã làm cho mẹ chồng nàng, từ khi chồng nàng chết, và cách nào nàng đã lìa cha mẹ, xứ sở sanh của nàng, đặng đi đến một dân tộc mà nàng không biết trước. Nguyện Đức Giê-hô-va báo đáp điều nàng đã làm; nàng đã đến núp dưới cánh Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; cầu xin Ngài thưởng cho nàng cách trọn vẹn. Nàng thưa rằng: Hỡi chúa! chúa đã an ủi và giục lòng kẻ tôi tớ chúa, cầu chúa lấy lòng ân huệ đãi tôi, dẫu rằng tôi không đồng bực cùng các tớ gái chúa! Trong bữa ăn, Bô-ô lại nói cùng nàng rằng: Hãy lại gần, ĂN BÁNH NÀY VÀ NHÚNG MIẾNG NÀNG TRONG GIẤM. Vậy, nàng ngồi gần bên các con gặt. Người đưa cho nàng hột mạch rang, nàng ăn cho đến no nê, rồi để dành phần dư lại. (Ru-tơ 2:11-14)

Tình huống này xảy ra sau khi Ru-tơ đi mót lúa và gặp Bô-ô. Tiếp theo sau đó là sự được ơn của Ru-tơ trước mặt Bô-ô được nhắc đến trong đoạn Kinh Thánh trước: Tình huống này xảy ra sau khi Ru-tơ đi mót lúa và gặp Bô-ô. Tiếp theo sau đó là sự được ơn của Ru-tơ trước mặt Bô-ô được nhắc đến trong đoạn Kinh Thánh trước: Ru-tơ bèn sấp mình xuống dưới chân người, cúi đầu đến đất, mà thưa rằng: Vì duyên cớ nào TÔI ĐƯỢC ƠN TRƯỚC MẶT ÔNG, đến đỗi ông đoái xem tôi, vốn là MỘT NGƯỜI NGOẠI BANG? (Ru-tơ 2:10)

Câu chuyện được tiếp diễn với sự kiện Ru-tơ được Bô-ô mời dùng chung bữa ăn một cách thân tình với lời mời gọi “Hãy lại gần”. Chẳng những vậy, Bô-ô còn hướng dẫn cho Ru-tơ cách dùng bánh, đó là phải nhúng trong GIẤM rồi mới ăn.

Tạm ngưng yếu tố GIẤM ở đây.

Chúng ta xét đến yếu tố Chúa Jesus. Mà khi nhắc đến Chúa Jesus, Ngài có nhiều hình ảnh đại diện được bày tỏ trong cả Kinh Thánh. Vấn đề ở đây là hình ảnh nào có liên quan để liên kết được với yếu tố GIẤM trong câu chuyện của Ru-tơ. Nếu vậy thì chỉ có thể là hình ảnh về miếng BÁNH. Thật vậy:

Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời. TA LÀ BÁNH CỦA SỰ SỐNG. Tổ phụ các ngươi đã ăn ma-na trong đồng vắng, rồi cũng chết. Đây là BÁNH TỪ TRỜI XUỐNG, hầu cho ai ăn chẳng hề chết. Ta là BÁNH HẰNG SỐNG từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta. (Giăng 6:47-51)

Đó là yếu tố về Chúa Jesus.

Ở đây, khi đã có đủ dữ kiện, chúng ta bắt đầu tiến hành XÂU CHUỖI LẠI TOÀN BỘ.

Bô-ô là người có quyền chuộc sản nghiệp lại cho Ru-tơ, mà Ru-tơ là một người ngoại bang. Ru-tơ được ơn trước mặt Bô-ô và được ông mời một bữa ăn thân tình (xảy ra trước khi Ru-tơ có hành động táo bạo dở mền dưới chân Bô-ô đang ngủ trong đêm rồi nằm xuống). Trong bữa ăn đó, Bô-ô mời Ru-tơ ăn một miếng bánh được nhúng trong giấm. Vậy có thể tóm lược lại như thế này:

  • Bô-ô: người có quyền chuộc sản nghiệp cho Ru-tơ.
  • Miếng bánh nhúng với giấm: một bữa ăn biểu hiện cho sự thân mật và sự ĐƯỢC ƠN của Ru-tơ trước mặt Bô-ô.
  • Ru-tơ: một người ngoại bang.

Điều này tương ứng với chi tiết Chúa Jesus uống giấm khi trên mộc hình:

  • Đức Chúa Tri: Đấng có quyền ban sản nghiệp cho những ai tin.
  • Chúa Jesus chu ly gim: Chúa Jesus đóng vai trò là BÁNH SỰ SỐNG hòa chung với GIẤM đểhình ảnh này trở thành một “bữa ăn” mà Đức Chúa Cha mời gọi với sự thân mật cho những ai tin Con ấy.
  • Dân ngoi bang: là những ai, không thuộc dòng dõi Israel thuộc thể, tin Chúa Jesus trên nền đức tin như Ngài đã nói trong Giăng 17:3 (V, s sng đờđời là nhìn biết Cha, tc là Đức Chúa Tri có mt và tht, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.) Nhưng một khi đã tin thì được Đức Chúa Trời mời dùng bữa ăn ấy và có quyền thừa kế sản nghiệp.

Như vậy, đây chính là thông điệp cứu rỗi mà Đức Chúa Trời dành cho dân ngoại bang. Và ẩn ý đằng sau đó chính là sự mời gọi đến dùng bữa thân mật với Ngài bởi chính Bánh sự sống mà Ngài đã dọn sẵn cho chúng ta. Bánh ấy chính là Con Ngài!

Sự ứng nghiệm chính xác đến từng tiểu tiết trong kế hoạch của Đức Chúa Cha qua cuộc đời Chúa Jesus để nhắc nhớ cho những ai thật sự yêu Con sẽ thấy được sự khôn ngoan của Cha. Ý định của Ngài được tính toán chi li với mức độ siêu chính xác đến từng khoảnh khắc cho thấy sự toàn tri của Ngài.

Vậy thì, khi bạn đã tin nhận Chúa Jesus làm chủ, làm anh cả của mình thì bạn đã nằm trong kế hoạch của Cha. Và một khi bạn đã nằm trong kế hoạch của Cha thì hãy vững đức tin mạnh mẽ vì Ngài đang chăm sóc đến từng chi tiết cho cuộc đời của bạn, y như Ngài đã quan tâm đến từng chi tiết trong cuộc đời Chúa Jesus. Bạn được bao bọc bởi tình yêu của Ngài khi núp bóng trong Chúa Jesus. Ngài không bao giờ bỏ rơi bạn. Những điều xảy đến trong cuộc sống của bạn đều nằm trong chương trình huấn luyện của Cha. Để cuối cùng dẫn đến kết quả tất thắng là được làm con đời đời của Ngài và sống trong nước Ngài. Hãy vững lòng. Amen!

*Các câu Kinh thánh được lấy từ Bản Dịch Truyền Thống 1926.

*Nguồn hình ảnh: freebibleimages.org, biblepic.com, ảnh bìa – bức họa “Ruth on the fields of Boaz” by Julius Schnorr von Carolsfeld.

Scroll to Top